Số điện thoại ☎️ Hotline tư vấn: 0936666633
Bản đồ bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đang ghi nhận sự dịch chuyển rõ rệt từ những sản phẩm khu vực hướng biển, di chuyển lên các khu vực miền núi, nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng ngày càng đa dạng của khách hàng.
Tại Việt Nam, xu hướng “lên núi” của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã bắt đầu manh nha từ năm 2016 và phát triển khá sôi động vào thời điểm giữa năm 2017 cho đến nay.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nhận định: “Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn tăng đều trong suốt thời kỳ 2016 – 2017, thậm chí có một điều rất đặc biệt là kể cả tháng ngâu, phân khúc nghỉ dưỡng vẫn có giao dịch rất tốt. Tuy vậy những thị trường lớn như Nha Trang, Đà Nẵng,… đã phát triển mạnh đến mức chậm lại, dần nhường chỗ cho sự đi lên của những thị trường bất động sản mới nổi như các đặc khu kinh tế Phú Quốc, Vân Đồn hay bất động sản nghỉ dưỡng núi Sa Pa”.
Tuy nhiên, khác với sự phát triển ồ ạt của các dự án nghỉ dưỡng hướng biển, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng núi có phần từ tốn hơn, số lượng hạn chế hơn. Nguyên nhân được các chủ đầu tư dự án chia sẻ là do trở ngại đến từ địa hình đồi núi, thời tiết khắc nghiệt, sạt lở đất, dẫn đến chi phí xây dựng lớn, thiết kế mỗi sản phẩm phức tạp – tùy biến dựa vào địa thế chứ không thể rập khuôn như sản phẩm hướng biển…
Đương nhiên, “lửa thử vàng”, sau những thử thách gian nan ấy, cái mà khách hàng được hưởng chính là những sản phẩm nghỉ dưỡng độc nhất, từ thiết kế, chất lượng đến tầm nhìn đẹp tuyệt vời. Khung cảnh phía ngoài cửa sổ một căn hộ nghỉ dưỡng mà du khách được chiêm ngưỡng có thể là dãy núi trùng điệp phủ đầy sương hay rừng thông tuyết phủ trắng xóa, những ruộng bậc thang chuyển màu rực rỡ hay nét đẹp mộng mị của thung lung Mường Hoa…
Một điểm nữa cần nhắc đến ở các dự án nghỉ dưỡng hướng núi đó là các doanh nghiệp, chủ đầu tư “tìm đường” lên núi đa phần đều là những “ông lớn” có tiềm lực tài chính mạnh. Chỉ tính riêng Sa Pa, thời gian qua đã liên tục nhận được nguồn vốn đầu tư “khủng” từ nhiều nhà đầu tư lớn như Bitexco, Sun Group, Vingroup, Tập đoàn Thiên Minh, Công ty CP Pusamcap Sa Pa… Trong đó, mặc dù không phải là đơn vị đi tiên phong nhưng Pusamcap Sa Pa là một trong những đơn vị đang sở hữu dự án nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế với quy mô khá lớn tại thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Sa Pa hiện nay – dự án Silk Path Sa Pa Resort & Spa.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, tổng lượt khách đến Lào Cai trong 8 tháng đầu năm 2017 đạt 1,8 triệu lượt, tăng gần 29% so với cùng kỳ 2016. Trong khi đó, phố núi Sa Pa cũng vừa được vinh danh là 1 trong 50 điểm đến đẹp nhất châu Á do tạp chí du lịch uy tín Condé Nast Traveller bình chọn. Những con số đẹp về tiềm năng du lịch, cùng với một không gian lý tưởng tại Silk Path Sa Pa Resort & Spa như một sự cộng hưởng nhịp nhàng để vẽ nên một bức tranh kinh doanh khả quan của Pusamcap Sa Pa nói riêng và thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Lào Cai nói chung trong thời gian tới.
Tọa lạc tại trung tâm thị trấn Sa Pa và đi vào hoạt động đúng thời điểm thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nói chung và tại Sa Pa nói riêng đang trong “cơn khát” những mô hình nghỉ dưỡng đẳng cấp, độc đáo, Silk Path đã có sự “khởi động” đầy ấn tượng khi dù mới đi vào hoạt động vào đầu năm 2018 nhưng theo ghi nhận của PV và dựa trên chia sẻ của chủ đầu tư, lượng phòng phục vụ khách đến nghỉ dưỡng tại dự án này luôn trong tình trạng “cháy”.
Được biết, dự án được đầu tư xây dựng từ tháng 9/2008 đến tháng 12/2017, với 155 phòng nghỉ và các phòng chức năng toạ lạc trên sườn đồi có diện tích 15.630,3m2, cùng tầm nhìn tuyện đẹp hướng ra dãy Hoàng Liên Sơn.
Thông tin từ chủ đầu tư cho biết, Khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao – Silk Path Sa Pa Resort & Spa được lựa chọn, sử dụng các thiết bị nhập khẩu, cao cấp của các thương hiệu nổi tiếng như: Otis, Vingcard, Daikin, Veranda và được phối hợp hài hoà với các chất liệu địa phương như các sản phẩm từ gỗ, hoa văn thổ cẩm, những bức tranh hội họa ẩn chứa bản sắc dân tộc H’mong, Tày, Dao…
Từng chi tiết trong khuôn viên resort là sự kết hợp tinh tế, khéo léo giữa kiến trúc cổ điển Pháp sang trọng, hiện đại nhưng vẫn mang đậm màu sắc văn hóa vùng miền địa phương.
Các phòng trong resort đều có ban công rộng mở và khu vườn nhỏ riêng với hơn 100 loại hoa, cây cảnh được chủ đầu tư lựa chọn kỹ càng, chăm sóc cẩn thận, nổi bật trong đó là hoa hồng, đào, mận, anh đào…
Được biết, quá trình thi công dự án này gặp khá nhiều khó khăn do đặc thù về thời tiết (sương mù, lạnh, mưa nhiều), cùng với đó là địa hình đồi núi, đường chật hẹp, gần khu trung tâm nên việc vận chuyển vật tư, vật liệu gặp nhiều trở ngại.
Riêng năm 2017, với sự biến đổi thất thường của khí hậu, lũ quét thường xuyên khiến các con đường vận chuyển vật tư đến công trường bị sạt lở, thi công bị gián đoạn, chi phí về nhân công và vật tư cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Nguồn nhân lực địa phương không đáp ứng được do đa số là người dân tộc, trình độ thấp nên các nhà thầu phải huy động thêm các công nhân lành nghề từ TP.HCM, Hà Nội và các khu vực lân cận để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng công trình.
Lường trước được những khó khăn đó, chủ đầu tư đã chủ động hợp tác với các đơn vị chuyên nghiệp, đồng thời được sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành tại địa phương cũng như khao khát mang đến cho du khách những trải nghiệm khác biệt trong một không gian thoáng đãng, thư thái, gần gũi với thiên nhiên, công trình Khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao – Silk Path Sa Pa Reort & Spa đã hoàn thành vào tháng 12/2017 và đưa vào kinh doanh, khai thác ngay trong tháng đầu tiên của năm 2018.
Cùng với Sa Pa, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng một số khu vực miền núi khác cũng đang chứng tỏ sức hút đặc biệt khi một vài năm trở lại đây, nhiều nhà đầu tư cũng đã đổ hàng nghìn tỷ đồng để phát triển các dự án bất động sản nghỉ dưỡng như Ba Vì, Hòa Bình, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng)… Đơn cử như Siêu dự án Hồ Núi Cốc 15.000 tỷ đồng của tỷ phú Xuân Trường cũng vừa được khởi công tại Thái Nguyên trong năm 2016. Hay như Dự án Khu du lịch Tam Trúc – Ba Sao tại Hà Nam cũng được đầu tư trong giai đoạn 2016 – 2020.
Vào đầu tháng 3/2018, công ty Archi Reeco Hòa Bình đã quyết định đầu tư 800 tỷ đồng với mục đích biến khu vực có diện tích hơn 66 ha tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình thành một khu sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp. Trước đó, công ty Thăng Long Xanh cũng giới thiệu đến nhà đầu tư dự án Zen tại Ba Vì, trên diện tích 50 ha…
Theo nhận định của giới chuyên gia, sau biển, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng núi sẽ là lựa chọn tiếp theo trong chiến lược đầu tư phát triển thị trường bất động sản nghỉ dưỡng của các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, đây không phải là “sân chơi” đại trà mà ai cũng có thể tham gia.
Đại diện một doanh nghiệp phát triển bất động sản nghỉ dưỡng tại Sa Pa cho biết chi phí để đầu tư xây dựng một dự án trên núi thường nhân hệ số 1,5 trở lên tuỳ thuộc vào địa hình và hạ tầng xây dựng. Do đó, những dự trù chi phí đầu tư ban đầu thường làm chùn bước các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Chính vì thế, muốn tham gia vào thị phần này, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh, khả năng duy trì dòng vốn tốt và quan trọng là kiên trì theo đuổi lý tưởng mang đến cho du khách những sản phẩm nghỉ dưỡng độc đáo, khác biệt.
Tất nhiên, trong cái khắt khe của thị trường, nhà đầu tư các dự án bất động sản nghỉ dưỡng núi cũng sẽ được hưởng những giá trị đặc biệt. Hoa trên núi càng cao sẽ càng đẹp, các dự án nghỉ dưỡng trên núi càng khó chinh phục, tốn kém chi phí đầu tư thì tiềm năng khai thác càng lớn./.
Nguồn: reatimes.vn
Số điện thoại ☎️ Hotline tư vấn: 0936666633
(Đặt phòng, villa, xe, vé, nhà hàng, sân golf, voucher, combo, tổ chức tiệc, gala, sự kiện, hội nghị, team building, tour du lịch nghỉ dưỡng trọn gói 1/ 2/ 3/ 4 ngày đêm giá tốt 2024)
(Đặt phòng, villa, xe, vé, nhà hàng, sân golf, voucher, combo, tổ chức tiệc, gala, sự kiện, hội nghị, team building, tour du lịch nghỉ dưỡng trọn gói 1/ 2/ 3/ 4 ngày đêm giá tốt 2024)